Một ngôi nhà để có thể chống lại giông bão, không bị sụt lún, nứt tường, ngã đỗ thì phần móng phải thật vững chắc. Chính vì vậy, Công ty Nguyên Phú viết bài viết này nhằm giúp bạn có thêm một số kiến thức về các loại móng nhà cơ bản. Để có thể dễ dàng làm việc với công ty xây dựng trong quá trình thiết kế và xây dựng ngôi nhà của mình trong tương lai.
Nội dung bài viết
1. Móng nhà là gì
Móng nhà (Hay móng nền) là hạng mục được xây dựng nằm ở vị trí dưới cùng của công trình như: nhà ở, trung tâm thương mại… Móng nhà là hạng mục quan trọng, có nhiệm vụ chống đỡ trực tiếp tải trọng, lực đỡ toàn bộ công trình.
2. Các loại móng nhà cơ bản trong xây dựng
2.1. Móng đơn (Móng cốc)
Là loại móng dùng để đỡ một cột hoặc một cụm cột đứng sát nhau có tác dụng chịu lực.
Móng đơn có kết cấu đơn giản, kích thước không lớn là loại móng có chi phí thi công tiết kiệm nhất trong các loại móng nhà. Móng đơn thường nằm riêng lẻ đáy móng có hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn. Thường được dùng cho cột nhà trong các công trình nhà dân dụng.
Móng đơn được sử dụng ở những nền đất có khả năng chịu tải tốt, tải trọng không quá lớn.
Trường hợp móng đơn phải chịu tải lớn thì bắt buộc phải tăng chiều dài của móng và chiều sâu chôn móng.
Các loại móng đơn được sử dụng phổ biến hiện nay. Như: Móng đơn đúng tâm, móng lắp ghép, móng đơn lệch tâm lớn (móng chân vịt), móng đơn lệch tâm nhỏ.
2.2. Móng băng
Móng băng là một dải dài độc lập chạy dọc theo chân tường song song. Hoặc giao cắt nhau để đỡ tường hoặc cột. Tùy điều kiện và đặc điểm của công trình sẽ có 2 loại sau đây:
- Móng băng 1 phương: Là loại móng được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Do cả 1 phương phải chịu tải cho toàn bộ công trình. Nên thường có kích thước lớn hơn so với móng băng 2 phương.
- Móng băng 2 phương: Là móng được thiết kế theo phương ngang và dọc để chịu tải cho công trình.
Móng băng là một trong các loại móng nhà được sử dụng phổ biến trong các công trình dân dụng. Vì dễ thi công, giá thành ở mức vừa phải và có khả năng chịu lực, chịu lún khá đồng đều.
Lưu ý: Chỉ nên sử dụng móng băng khi chiều rộng móng tối đa khoảng 1,5m. Nếu lớn hơn thì nên sử dụng loại móng khác.
2.3. Móng bè
Móng bè là loại móng nông được trải rộng toàn bộ diện tích xây dựng của công trình. Để giảm áp lực đè lên nền đất giúp giải tỏa sức nặng và tránh hiện tượng lún không đồng đều.
Được sử dụng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, sức kháng nén yếu dù không có nước. Hoặc do yêu cầu cấu tạo của công trình.
2.4. Móng cọc
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài được làm bằng bê tông hoặc cừ tràm được cấm sâu dưới đất hay còn gọi là ép cọc. Nhằm mục đích để truyền tải trọng lượng của công trình xuống lớp sỏi đá nằm sâu dưới lòng đất. Nhờ đó làm tăng khả năng chịu tải cho tầng móng phía trên.
Móng cọc được sử dụng để thi công cho các công trình có tải trọng lớn. Hoặc những nơi có bề mặt đất nền yếu, trên sông hoặc những nơi có địa hình phức tạp.
Phân loại móng cọc:
- Móng cọc đài thấp: có đài móng nằm ở dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất và có khả năng chịu được hoàn toàn lực nén.
- Móng đài cao: Có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng phải nhỏ hơn chiều sâu của cọc và có khả năng chịu được tải trọng uốn nén.
Xem ngay: Dịch vụ thi công xây dựng Đà Lạt của Công ty Nguyên Phú với đội ngũ kỹ sư tận tâm và giàu kinh nghiệm.
3. Nên lựa chọn móng xây nhà nào cho công trình?
Để lựa chọn móng xây nhà phù hợp cho công trình, thì chủ đầu tư cần quan tâm đến một số yêu cầu sau đây.
3.1. Tải trọng công trình
Ta cần biết tải trọng của công trình truyền xuống nền móng là tổ hợp của nhiều tác động như: trọng lượng của công trình, khối lượng đồ nội thất trong nhà và các tải trọng khác như con người, gió, động đất…
Và tải trọng của công trình là quan trọng nhất (Đó là số tầng và vật liệu xây dựng). Nhà có kết cấu bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn so với nhà xây bằng gạch hoặc nhà làm bằng vật liệu lắp ghép. Nhà càng nhiều tầng thì tải trọng càng lớn.
3.2. Đặc điểm của nền đất xây dựng
Tại nơi xây dựng nền đất có thể là đất sét, đất cát, đất rời… và mỗi loại sẽ có đặc tính khác nhau. Nên cần phải thực hiện quá trình khảo sát địa chất để tìm hiểu đặc điểm của lớp đất nền, mực nước ngầm, loại đất và chiều dày của lớp đất, khả năng chịu tải của nền đất theo độ sâu.
3.3. Kết cấu móng nhà của công trình lân cận
Các công trình xây dựng lân cận nhau thì thường có có kết cấu tương đồng nhau do có điều kiện địa chất giống nhau. Bạn có thể tham khảo giải pháp thi công móng nhà của công trình đã xây dựng trước đó.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về các loại móng nhà được Công ty Nguyên Phú chia sẻ. Bạn nên tham khảo và tư vấn đơn vị thi công xây dựng chuyên nghiệp. Nhằm đưa ra được phương án thi công móng phù hợp nhất.
Theo dõi video Các loại móng nhà cơ bản phổ biến: