Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự bền vững của một ngôi nhà, nền móng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất. Vì mỗi ngôi nhà được xây dựng trên những vị trí khác nhau, nên việc gia cố móng cũng khác nhau. Vậy khi nào nên ép cọc bê tông xây nhà để nền móng chắc chắn?. Hãy cùng Công ty Nguyên Phú theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
1. Ép cọc bê tông là gì?
Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng các máy móc thiết bị hỗ trợ xây dựng hiện đại, thực hiện đóng những cọc bê tông được đúc sẵn xuống vị trí nền đất sâu được đánh dấu trước đó, làm gia tăng khả năng chịu tải cho nền móng công trình.
2. Các phương pháp ép cọc bê tông
- Ép cọc neo:
- Phương pháp sử dụng máy thủy lực có lực ép dao động từ 50 tấn cho đến 100 tấn tải trọng.
- Sử dụng 2 loại cọc bê tông chính kích thước là 200×200 và 250×250.
- Chi phí rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy khác và tiết kiệm tối đa thời gian thi công.
- Ép cọc bằng máy tải:
- Phương pháp sử dụng nguyên lý máy thủy lực có cục đối trọng làm tải trọng để ép và đóng cọc xuống. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu dành cho các công trình có tải trọng lớn.
- Máy tải có lực ép từ 60 tấn đến 120 tấn. Sử dụng 5 loại cọc có kích thước: 200×200, 250×250, 300×300, cọc ly tâm D300 và cọc ly tâm D350.
- Chi phí ép cọc cao hơn nhiều so với ép cọc neo. Tuy nhiên, chỉ chỉ dùng cho các công trình có mặt bằng rộng có xe tải lớn vào tận nơi.
- Ép cọc bằng robot:
- Đây là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Phương pháp này chuyên thi công những công trình có khối lượng cọc lớn lên đến hàng vạn mét cọc.
- Máy có lực ép tải trọng bằng thủy lực từ 80 tấn, 150 tấn, 240 tấn, 360 tấn và lên đến 1000 tấn.
- Ép cọc bằng robot có ưu điểm độ chính xác cao đảm bảo khoảng cách cọc theo đúng thiết kế. Phương pháp này giúp tiết kiệm được thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư.
3. Ưu điểm của ép cọc bê tông
- Thi công nhanh chóng, dễ dàng.
- Chi phí thi công thấp hơn so với các phương pháp khác.
- Mức độ chịu tải và gia cố cho công trình chắc chắn.
- Áp dụng được với hầu hết các công trình nhà ở hiện nay.
4. Khi nào nên ép cọc bê tông xây nhà
Việc có cần ép cọc hay không sẽ phụ thuộc vào địa chất tại vị trí xây nhà và tải trọng của công trình. Để xác định được khi nào cần ép cọc phải trải qua quá trình khảo sát, đo đạc và tính toán của kỹ sư.
Một số trường hợp công trình cần ép cọc bê tông:
- Công trình xây dựng tại khu vực có nền đất yếu, chịu ảnh hưởng của sông, suối, ao, hồ,…
- Công trình xây dựng gần kênh nước, hệ thống thoát nước sâu,…
- Công trình cần khả năng chịu lực cao và tải trọng lớn. Như công trình cao tầng. Hoặc các công trình 1, 2 tầng có dự định nâng tầng trong tương lai.
5. Quy trình ép cọc
5.1. Chuẩn bị ép cọc
Sau khi các công tác khảo sát, thiết kế, xác định vị trí tim cọc sẽ đến bước chuẩn bị thi công ép cọc. Các bước chuẩn bị bao gồm: Cọc ép; Mặt bằng thi công; Kiểm tra máy ép.
5.2. Ép thử cọc
Để thẩm định địa chất thực tế đơn vị thi công sẽ tiến hành ép thử tim cọc. Từ đó sẽ đưa ra tổ hợp cọc hợp lý, đồng thời chuyển số cọc còn lại đến công trình.
Lưu ý nên chừa đỉnh cọc ép dương lên 40 – 50cm, nhằm đảm bảo chiều dài của thép đủ ngàm vào đài cọc tiêu chuẩn.
5.3. Tiến hành ép cọc đại trà
Sau công tác ép thử, số tổ hợp cọc sẽ được xác định và lượng cọc còn lại sẽ được chuyển đến mặt bằng thi công. Và có thể tiến hành ép cọc theo đúng phương án và các vị trí ép đã được đánh dấu từ trước đó.
5.4. Kết thúc ép cọc
Quá trình ép sẽ kết thúc, khi thỏa mãn các điều kiện dừng ép cọc. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sẽ được tiến hành. Cọc đang ép bị gãy hoặc cọc nghiêng quá 1%,… đều phải nhổ lên và ép mới.
5.5. Nhật ký ép cọc
Nhật ký ép cọc bê tông nhằm theo dõi nhật trình thi công. Đơn vị ép cọc sẽ ghi chép đầy đủ thông tin: cọc ép, trang thiết bị, tiến độ, sự cố,…
Trên đây là những tìm hiểu của Công ty Nguyên Phú về phương pháp ép cọc bê tông và trả lời câu hỏi khi nào nên ép cọc bê tông xây nhà. Hy vọng thông tin này giúp bạn có thêm những kiến thức để áp dụng nó để lên kế hoạch xây dựng cho ngôi nhà của mình nhé.