Các lệnh cơ bản và phím tắt trong AutoCAD phổ biến

AutoCAD là phần mềm thiết kế kỹ thuật phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong các ngành xây dựng, kiến trúc và cơ khí. Để làm việc hiệu quả với AutoCAD, việc nắm vững các lệnh cơ bản và phím tắt là rất quan trọng. Các lệnh cơ bản và phím tắt này giúp người dùng thực hiện các thao tác vẽ, chỉnh sửa và quản lý bản vẽ một cách nhanh chóng và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu các lệnh cơ bản và phím tắt trong AutoCAD mà mỗi người dùng đều cần phải biết.

1. Lệnh AutoCAD là gì?

Lệnh AutoCAD là các thao tác được sử dụng trong phần mềm AutoCAD để thực hiện các công việc vẽ, chỉnh sửa, quản lý đối tượng và cấu hình bản vẽ. Các lệnh này giúp người dùng thao tác nhanh chóng và chính xác, từ việc tạo ra các hình vẽ đơn giản cho đến những thiết kế phức tạp. Lệnh AutoCAD có thể được truy cập thông qua thanh lệnh (Command Line), thanh công cụ hoặc sử dụng các phím tắt để tiết kiệm thời gian.

giao dien autocad 11627
Giao diện AutoCAD hiện thanh Command Line

Lệnh là những từ hoặc chữ cái khi nhập vào thanh lệnh sẽ tạo ra một hành động. Ví dụ, nếu muốn vẽ một cung tròn, thay vì tìm kiếm một cung tròn trong số các công cụ, người dùng chỉ cần sử dụng một lệnh. Trong trường hợp này, hãy nhập ‘ARC‘ hoặc thậm chí chỉ ‘A‘ vào cửa sổ lệnh, nhấn Enter và một vòng cung sẽ xuất hiện. Một số lệnh đi kèm với các phím tắt (một ký tự thay thế), trong khi các hành động ít phổ biến hơn thì yêu cầu lệnh dài từ 3 ký tự trở lên. Trong AutoCAD có hàng trăm lệnh và khi thành thạo có thể tùy chỉnh thanh công cụ như thêm hoặc ưu tiên các lệnh hữu ích nhất.

2. Các lệnh cơ bản và phím tắt trong AutoCAD

2.1. Nhóm lệnh quản lý

  • CH/PR – Properties: Hiệu chỉnh các thuộc tính, thông số kỹ thuật
  • LA – Layer: Quản lý hiệu chỉnh layer
  • OP – Options: Quản lý cài đặt mặc định
  • SE – Settings: Quản lý cài đặt bản vẽ hiện hành
  • MV – Setup: Thiết lập các thông số kỹ thật của 1 bản vẽ
  • UN – Units: Đơn vị bản vẽ
  • DS – Drafting Settings: Cửa sổ quản lý các thiết lập bắt điểm,…
  • LW – LWeight: Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
  • TH – Thickness: Tạo độ dày cho đối tượng

2.2. Nhóm lệnh vẽ

  • L – Line: Vẽ đường thẳng
  • PL – Polyline: Vẽ đa tuyến (các đoạn thẳng liên tiếp)
  • REC – Rectangle: Vẽ hình chữ nhật
  • C – Circle : Vẽ đường tròn
  • PO – Point: Vẽ điểm.
  • POL – Polygon: Vẽ đa giác đều khép kín
  • EL – Ellipse: Vẽ hình elip
  • A – Arc: Vẽ cung tròn trong AutoCAD
  • ML – MLine: Vẽ đường song song

2.3. Nhóm lệnh về kích thước

  • D – Dimension: Quản lý và tạo kiểu đường kích thước
  • DLI – Dimlinear: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • DAL – Dimaligned: Ghi kích thước xiên
  • DAN – Dimangular: Ghi kích thước góc
  • DRA – Dimradius: Ghi kích thước bán kính
  • DDI – DimDiameter: Ghi kích thước đường kính
  • DCO – Dimcontinue: Ghi kích thước nối tiếp
  • DBA – Dimbaseline: Ghi kích thước song song
  • DED – DimEdit: Chỉnh sửa kích thước
  • DI – Dist: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm

2.4. Nhóm lệnh hiệu chỉnh đối tượng

  • AL – ALign: Di chuyển, xoay, scale
  • AR – ARray: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
  • BR – Break: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn
  • CHA – ChaMfer: Vát mép các cạnh
  • CO – Copy: Sao chép đối tượng
  • DIV – Divide: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
  • E – Erase: Xoá đối tượng
  • EX – Extend: Kéo dài đối tượng
  • F – Fillet: Tạo góc lượn, bo tròn góc
  • M – Move: Di chuyển đối tượng
  • MA – Matchprop: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác
  • MO – Properties: Hiệu chỉnh các thuộc tính
  • MI – Mirror: Lấy đối tượng qua 1 trục
  • RO – Rotate: Xoay đối tượng
  • S – Stretch: Kéo dài, thu ngắn tập hợp của đối tượng
  • SC – Scale: Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
  • P – Pan: Di chuyển tầm nhìn trong model
  • PE – PEdit: Chỉnh sửa các đa tuyến
  • TR – Trim: Cắt xén đối tượng
  • Z – Zoom: Phóng to thu nhỏ tầm nhìn
  • X – Explode: Phá khối

2.5. Nhóm lệnh diện tích và khối

  • AA – ARea: Tính diện tích và chu vi
  • BO – Boundary: Tạo đa tuyến kín
  • ATT – ATTDef: Định nghĩa thuộc tính
  • ATE – ATTEdit: Hiệu chỉnh thuộc tính Block
  • B – BLock: Tạo Block
  • I – Insert: Chèn khối
  • H – Hatch: Vẽ mặt cắt
  • HE – Hatchedit: Hiệu chỉnh mặt cắt

2.6. Nhóm lệnh điều chỉnh in ấn

  • PRE – Preview: Hiển thị chế độ xem một bản vẽ trước khi đã ra in
  • PRINT – Plot: Đưa ra hộp thoại từ đó có thể vẽ một bảng vẽ bằng máy vẽ, máy in hoặc file
  • MV – Mview: Tạo và kiểm soát các chế độ xem bố cục

2.7. Nhóm lệnh ghi chú

  • ST – Style: Tạo các kiểu ghi văn bản
  • DT – Dtext: Ghi văn bản
  • T hoặc MT – MText: Tạo ra 1 đoạn văn bản

2.8. Nhóm lệnh dùng trong AutoCAD 3D

  • 3A – 3DArray: Sao chép thành dãy trong 3D
  • 3DO – 3DOrbit: Xoay đối tượng trong không gian 3D
  • 3F – 3DFace: Tạo bề mặt 3D
  • 3P – 3DPoly: Vẽ đường PLine không gian 3 chiều
  • DO – Donut: Vẽ hình vành khăn
  • EXT – Extrude: Tạo khối từ hình 2D
  • IN – Intersect: Tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng
  • REV – Revolve: Tạo khối 3D tròn xoay
  • SHA – Shade: Tô bóng đối tượng 3D
  • SL – Slice: Cắt khối 3D
  • SO – Solid: Tạo ra các đa tuyến có thể được tô đầy
  • SU – Subtract: Phép trừ khối
  • TOR – Torus: Vẽ xuyến
  • UNI – Union: Phép cộng khối
  • VP – DDVPoint: Xác lập hướng xem 3D
  • WE – Wedge: Vẽ hình nêm, chêm
  • HI – Hide: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất

2.9. Các lệnh phổ biến khác

  • AP – Appload: Quản lý ứng dụng lisp, vba mở rộng
  • FI – Filter: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính
  • LE – Leader: Tạo ra đường dẫn chú thích
  • LEN – Lengthen: Kéo dài/thu ngắn đối tượng bằng chiều dài cho trước
  • LO – Layout: Tạo Layout
  • MV – MView: Tạo ra cửa sổ động
  • LT – Linetype: Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
  • LTS – LTSCale: Xác lập tỷ lệ đường nét
  • R – Redraw: Làm mới màn hình
  • REG – Region: Tạo miền
  • RR – Render: Hiển thị vật liệu, cây, cảnh, đèn… của đối tượng
  • XR – XRef: Tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ

2.10. 45 phím tắt AutoCAD phổ biến

  • Ctrl + O: Mở bản vẽ có sẵn trong máy
  • Ctrl + N: Tạo mới một bản vẽ
  • Ctrl + P: Mở hộp thoại in ấn
  • Ctrl + S: Lưu bản vẽ
  • Ctrl + Q: Thoát
  • Ctrl + A: Chọn tất cả các đối tượng
  • Ctrl + C: Sao chép đối tượng
  • Ctrl + V: Dán đối tượng
  • Ctrl + Y: Làm lại hành động cuối
  • Ctrl + X: Cắt đối tượng
  • Ctrl + Z: Hoàn tác hành động cuối cùng
  • Ctrl + D: Chuyển chế độ phối hợp màn hình hiển thị
  • Ctrl + F: Bật / tắt chế độ truy bắt điểm Snap
  • Ctrl + G: Bật / tắt màn hình lưới
  • Ctrl + H: Bật / tắt chế độ lựa chọn Group
  • Ctrl + Shift + C: Sao chép vào Clipboard với mốc điểm
  • Ctrl + Shift + V: Dán dữ liệu theo khối
  • Ctrl + Shift + Tab: Chuyển sang bản vẽ trước
  • Ctrl + Shift + H: Bật / tắt toàn bộ công cụ trên màn hình làm việc
  • Ctrl + Shift + I: Bật / tắt điểm hạn chế trên đối tượng
  • Ctrl + Page Down: Chuyển sang tab tiếp theo trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + Page Up: Chuyển sang tab trước đó trong bản vẽ hiện hành
  • Ctrl + Tab: Chuyển đổi qua lại giữa các Tab
  • Ctrl + [: Hủy bỏ lệnh hiện hành
  • ESC: Hủy bỏ lệnh hiện hành
  • Ctrl + 0: Làm sạch màn hình
  • Ctrl + 1: Bật thuộc tính của đối tượng
  • Ctrl + 2: Bật / tắt cửa sổ Design Center
  • Ctrl + 3: Bật / tắt cửa tool Palette
  • Ctrl + 4: Bật / tắt cửa sổ Sheet Palette
  • Ctrl + 6: Bật / tắt cửa sổ liên kết tới file bản vẽ gốc.
  • Ctrl + 7: Bật / tắt cửa sổ Markup Set Manager
  • Ctrl + 8: Bật nhanh máy tính điện tử
  • Ctrl + 9: Bật / tắt cửa sổ Command
  • F1: Bật / tắt cửa sổ trợ giúp Help
  • F2: Bật / tắt cửa sổ để xem lịch sử lệnh command
  • F3: Bật / tắt chế độ truy bắt điểm Snap
  • F4: Bật / tắt chế độ truy bắt điểm 3D
  • F6: Bật / tắt hệ trục tọa độ người dùng UCS
  • F7: Bật / tắt màn hình lưới Grid
  • F8: Bật / tắt chế độ cố định phương đứng, ngang của nét vẽ
  • F9: Bật / tắt chế độ truy bắt điểm chính xác
  • F10: Bật / tắt chế độ Polar tracking
  • F11: Bật / tắt chế độ truy bắt điểm thường trú Object snap
  • F12: Bật / tắt chế độ hiển thị thông số nhập Dynamic Input trên con trỏ chuột

3. Cách nhập lệnh trong AutoCAD

Trong AutoCAD, có nhiều phương pháp để nhập lệnh, và một trong những cách cơ bản nhất là sử dụng thanh công cụ (Command Line). Dưới đây là các bước hướng dẫn cách sử dụng:

  • Mở thanh công cụ: Thanh Command Line thường nằm ở phía dưới cùng của giao diện AutoCAD. Nếu không hiển thị, bạn có thể mở bằng cách nhấp vào biểu tượng mũi tên góc dưới bên trái màn hình.
  • Nhập lệnh: Gõ lệnh trực tiếp vào thanh Command Line. AutoCAD sẽ đề xuất các lệnh phù hợp khi bạn bắt đầu gõ.
  • Thực hiện lệnh: Sau khi nhập lệnh, nhấn Enter để thực thi. AutoCAD sẽ thực hiện lệnh tương ứng và bạn có thể tiếp tục nhập lệnh tiếp theo hoặc thực hiện các thao tác khác.
  • Tùy chỉnh: Có thể tùy chỉnh hiển thị của thanh Command Line thông qua các thiết lập trong tab “Options” của AutoCAD.

Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu các lệnh cơ bản và phím tắt trong AutoCAD, những công cụ thiết yếu giúp tăng tốc nâng cao hiệu quả thiết kế. Việc thành thạo các lệnh này sẽ giúp bạn làm quen và sử dụng phần mềm một cách chính xác và hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ hỗ trợ bạn trong việc phát triển kỹ năng vẽ kỹ thuật trên AutoCAD.

5 / 5