Có thể bạn đã từng nghe đến thuật ngữ lanh tô trong xây dựng. Vậy bạn có biết lanh tô là gì? Và có những loại lanh tô nào không? Hãy cùng Công ty Nguyên Phú đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
1. Lanh tô là gì?
Lanh tô là bộ phận dầm đỡ tường có chức năng chính là đỡ khối tường nằm trên cửa sổ, cửa ra vào nhằm tạo các lỗ cửa ở bề mặt tường. Tùy vào độ lớn, tải trọng vật liệu, hình dáng lỗ cửa mà đơn vị thi công sẽ chọn loại lanh tô nào cho phù hợp.
2. Các loại lanh tô được sử dụng phổ biến
2.1. Lanh tô gỗ
Trước đây khi công nghệ xây dựng còn thô sơ, lanh tô gỗ được sử dụng chủ yếu trong xây dựng. Hiện nay, chỉ còn xuất hiện ở vùng núi hoặc các khu nghỉ dưỡng với những bungalow phong cách gần gũi thiên nhiên.
Có ưu điểm tiện lợi, nhanh gọn và đặc biệt tiết kiệm chi phí. Nhưng loại lanh tô gỗ chịu lực thấp hơn so với các loại lanh tô khác. Ngoài ra, còn có thêm nhược điểm là độ bền thấp và dễ bị cháy.
2.2. Lanh tô đá
Được sử dụng phổ biến ở khu vực không khí lạnh và có nhiều đá. Yếu tố quyết định đến thiết kế của lanh tô là độ dày của đá. Bình thường một đá liền khối có độ dày tối thiểu là 15cm thì có thể bắc qua nhịp dài 2m.
Dù có ưu điểm có thể chịu lực, chịu nén tốt nhưng khả năng chịu kéo yếu. Nên cần cẩn thận khi sử dụng loại lanh tô này.
2.3. Lanh tô gạch cuốn
Lanh tô loại này được sử dụng khi độ mở của khoảng trống nhỏ hơn 1m. Độ dày của lanh tô thay đổi trong khoảng từ 10cm đến 20cm tùy vào nhịp và cách xây dựng.
Lanh tô gạch cuốn có độ bền tốt, ít tốn cốt thép. Nhưng thi công phức tạp, gỗ và cốt pha hỗ trợ sử dụng nhiều. Ngoài ra, nếu nhà lún không đều sẽ dễ bị phá hỏng.
Lanh tô gạch được chia thành 3 loại:
– Cuốn thẳng: Viên gạch ở giữa xây thẳng đứng, còn 2 bên sẽ nghiêng về 2 phía. Mạch vữa rộng nhất không được lớn hơn 20mm, nhỏ nhất không dưới 7mm. Độ cao của cuốn thẳng là 1 hoặc 1.5 gạch. Thích hợp cho độ lớn lỗ cửa đến 1.25m.
– Cuốn vành lược: Phù hợp cho cửa có độ rộng từ 1,5m đến 1,8m. Độ cao cuốn sẽ ở trong khoảng từ 1/2 đến 2 hàng gạch.
– Cuốn 1/2 hình tròn: Đây kiểu gạch sẽ cuốn theo dạng nửa hình tròn. Tuy nhiên yêu cầu kỹ thuật thi công cao nhất.
2.4. Lanh tô gạch cốt thép
Loại lanh tô này chỉ sử dụng cho những khoảng trống có độ rộng nhỏ hơn 2m và không chịu ảnh hưởng của lực chất động. Thi công loại này giống xây gạch thông thường nhưng phía dưới lanh tô có thanh thép tròn hoặc thép bản được phủ một lớp bê tông mác 50. Đầu thép đặt sau bên trong tường từ 1 đến 1,5 viên gạch. Phía trên dùng vữa xi măng xây từ 5 đến 7 hàng gạch, lưu ý độ cao không được nhỏ hơn 1/4 R lỗ tường. Có nhược điểm là chịu lực và chịu tải trọng rất nhỏ.
2.5. Lanh tô thép
Lanh tô thép thường sử dụng khi cần khoảng hở rộng và yêu cầu tải trọng lớn. Loại thép sử dụng sẽ là thép hình và lấy chiều rộng bằng chiều dày của tường. Có ưu điểm trọng lượng lượng nhẹ và thi công, sửa chữa đơn giản.
2.6. Lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô bê tông cốt thép được chia thành 2 loại:
- Bê tông đổ tại chỗ: Chiều rộng của lanh tô bằng chiều dày tường gạch. Chiều cao và số lượng cốt thép sẽ do tính toán quyết định. Sử dụng cho cửa sổ và cửa đi có độ cao bằng nhau và nằm cạnh nhau. Kiểu này giúp tăng sự ổn định và vững chắc cho kết cấu của nhà. Tránh trường hợp tường bị nứt, đổ do tình trạng lún không đều.
- Bê tông đúc sẵn: Lanh tô được tính toán và đúc sẵn phía ở bên ngoài. Sau đó mới đưa lên khoảng trống của tường để làm lanh tô. Độ rộng của lanh tô vẫn bằng độ rộng tường, độ cao có thể bằng 1 hoặc 2 hàng gạch xây. Độ dài được cân đối sẽ gác vào 2 bên mỗi bên từ 20 – 60 cm tùy vào độ rộng của khoảng trống và kết cấu bên trên.
Dựa vào bài viết mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng có thể giúp bạn hiểu thêm về “Lanh tô là gì? Có những loại lanh tô nào?”. Nếu có nhu cầu về tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng nhà Đà Lạt thì bạn hãy liên hệ với Công ty Nguyên Phú để được tư vấn miễn phí.