Dầm nhà là gì? Các loại dầm nhà phổ biến

Dầm nhà là một phần vô cùng quan trọng trong công trình xây dựng. Vì vậy, qua bài viết này Công ty Nguyên Phú xin chia sẻ một số thông tin về khái niệm dầm nhà, phân loại và cách bố trí dầm hợp phong thủy. Hãy cùng theo dõi bài viết nhé!

1. Dầm nhà là gì?

Dầm nhà một cấu kiện cơ bản, là thanh chịu lực nằm ngang, nằm dọc hoặc nằm nghiêng đỡ các bản dầm, tường, mái phía trên. Dầm có nhiệm vụ chịu lực ép của toàn bộ khối lượng ngôi nhà, truyền trọng tải và phân tán lực đều lên các bộ phận khác của ngôi nhà như sàn, vách, cột.

2. Kích thước và khoảng cách của dầm nhà

2.1. Kích thước

Nhằm tận dụng tối đa công dụng mà dầm nhà được tính toán chi tiết và cụ thể trong thi công nhà ở. Tùy vào số lượng tầng mà dầm nhà được sử dụng các kích thước thích hợp như
– Nhà 2 tầng: Chiều cao 30cm.
– Nhà 3 tầng: Chiều cao 35cm.
– Nhà 4 tầng: Chiều cao 35 – 45cm.
Tuy nhiên, chiều cao dầm chịu ảnh hưởng của nhịp dầm, vì vậy bạn hãy tham khảo tư vấn từ người có chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng ngôi nhà. Nhịp dầm được hiểu là khoảng cách giữa 2 dầm chính, trong mỗi nhịp thường sử dụng từ 1 đến 3 dầm phụ và thường được đặt cách nhau từ 4-6m.

2.2. Khoảng cách của dầm nhà

Khoảng cách lắp đặt dầm phụ thuộc vào khoảng cách của các cột trong nhà. Mà khoảng cách cột nhà lại bị chi phối bởi các vấn đề như tải trọng, số tầng của nhà, công năng,… Vì vậy, khoảng cách của dầm nhà cần được tính toán kỹ lưỡng bởi người có chuyển môn để đảm bảo đem lại chất lượng cho ngôi nhà. Bởi, dầm là một cấu kiện cơ bản chịu lực cho toàn bộ ngôi nhà.

dam-nha-la-gi-cac-loai-dam-nha-pho-bien
Hình ảnh dầm chính và dầm phụ trong công trình thực tế. Nguồn: Sưu tầm

3. Phân loại dầm nhà

3.1. Theo chức năng

– Dầm chính: Là thanh dầm chịu lực chính, được đặt nằm dọc hoặc nằm ngang. Hai đầu nối với hai đầu cột, liên kết với đầu cột hoặc chân cột. Có kích thước lớn hơn các loại khác, giữa hai dầm chính có thêm các dầm phụ để tăng khả năng chịu lực cho phần dầm chính. Nhiệm vụ đảm bảo độ chắc chắn, chịu lực. Sử dụng phổ biến như dầm sàn, dầm mái, dầm cầu.
– Dầm phụ: Có kích thước nhỏ hơn so với dầm chính và được đặt vuông góc với dầm chính. Dầm phụ không gác lên các cấu kiện chịu nén mà được gác lên các cấu kiện chịu uốn, xoắn. Nhiệm vụ chịu uốn và chịu nén, đồng thời giúp chia trọng tải với dầm chính. Được sử dụng phổ biến trong tường nhà vệ sinh, lô gia.

3.2. Theo vật liệu

– Dầm bê tông cốt thép: Làm từ khung cốt thép và bê tông. Phần khung cốt thép được chia làm bốn loại: Cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên. Dầm bê tông cốt thép là loại dầm có cấu kiện chịu uốn và chịu nén, nhưng độ chịu nén thấp hơn so với chịu uốn.
– Dầm thép: Có cấu tạo đơn giản, chi phí thực hiện thấp nên được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng khác nhau. Dầm thép được phân chia thành các loại khác nhau theo kết cấu, công dụng hay hình dáng.

4. Dầm nhà trong phong thủy

4.1. Tránh đặt trên phòng ngủ

Theo quan niệm phong thủy, việc đặt dầm trên phòng ngủ là điều đại kỵ. Đem lại cảm giác đè nén, tác động tiêu cực đến sức khỏe khiến gia chủ luôn có cảm giác mệt mỏi, uể oải.

4.2. Tránh đặt trên bếp và bàn ăn

Khi đặt dầm trên khu vực nhà bếp đặc biệt ở bàn ăn và bếp sẽ làm mất may mắn và vượng khí. Đồng thời, khiến gia chủ cảm giác khó chịu khi nấu nướng cũng như ăn uống. Gia chủ có thể khắc phục bằng cách làm trần giả để che đi dầm ngang.

4.3. Tránh đặt trên bàn học, bàn làm việc

Dầm nhà mang lại cảm giác đè nặng gây ảnh hưởng đến người học tập và làm việc. Đem đến sự trì trệ, thiếu tập trung, sự sáng tạo và tư duy.

4.4. Tránh đặt trên bàn thờ

Bàn thờ là khu vực tối kỵ không được phạm đến. Nếu dầm đặt trên bàn thờ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến tài lộc và sức khỏe cho gia đình.
Mong rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về dầm nhà là gì và những thông tin liên quan. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về xây nhà Đà Lạt hãy liên hệ ngay với Công ty Nguyên Phú để được tư vấn miễn phí nhé!
(Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)

post