Ép cừ tràm là gì?

Biện pháp thi công đóng (ép) cọc cừ tràm là biện pháp gia cố nền móng hiệu quả cho công trình xây dựng nhỏ. Thi công ép cừ tràm giúp tăng độ chịu tải và giảm độ lún với chi phí thấp. Vậy áp dụng phương pháp ép cừ tràm cần lưu ý những điều gì?Tiêu chuẩn ép cọc cừ tràm là gì? Hãy cùng Công ty Nguyên Phú theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Ép cừ tràm là gì?

cay-tram
Cọc cừ tràm. Nguồn: Sưu tầm

Ép cừ tràm là phương pháp sử dụng các thân cây tràm đóng xuống nền đất tại vị trí cần xây dựng. Nhằm mục đích gia cố nền đất yếu ở những nơi sình lầy hay ẩm ướt không thể thi công móng trực tiếp được. Với đặc tính cây tràm như khả năng chịu lực, chịu nước, tuổi thọ cao, không bị mối mọt hay côn trùng làm tổn hại trong môi trường ngập nước.

2. Ưu và nhược điểm phương pháp ép cừ tràm

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí vì giá vật liệu và thi công thấp.
  • Thi công dễ dàng khi quá trình ép cọc cừ tràm có thể ép bằng tay. Điều này thuận tiện khi thi công ở nơi máy móc không thể vận chuyển đến.

Nhược điểm:

  • Ép cọc cừ tràm chỉ thích hợp với công trình có quy mô nhỏ và tải trọng không lớn như nhà từ 4 tầng trở xuống.
  • Cọc cừ tràm không sử dụng được ở khu vực đất khô vì dễ gây mục và giảm tuổi thọ.

3. Hướng dẫn chọn cọc cừ tràm chất lượng

Cọc cừ tràm đạt chất lượng sẽ đảm bảo độ vững chắc của móng. Vì vậy để quá trình thi công đạt hiệu quả, bạn cần tham khảo một số cách chọn cọc cừ tràm dưới đây

  • Tuổi thọ cừ tràm làm cọc: Từ 5 năm tuổi trở lên.
  • Đường kính: Ở gốc từ 8 cm trở lên; Ở ngọn từ 4 cm trở lên.
  • Chiều dài cừ tràm: Phải trên 4m.

Ngoài ra, thân cừ tràm phải thẳng, lõi khi sử dụng phải tươi, không bị mục và bóc vỏ ngoài.

Xem ngay: Dịch vụ thi công xây dựng tại Đà Lạt của Công ty Nguyên Phú với đội ngũ kỹ sư tận tâm và giàu kinh nghiệm.

4. Tiêu chuẩn ép cọc cừ tràm

gia-co-nen-dat-bang-cu-tram
Gia cố nền đất bằng cọc cừ tràm. Nguồn: Sưu tầm

Bên cạnh chất lượng cừ tràm thì quá trình thi công cũng làm ảnh hưởng chất lượng công trình. Để công trình đạt chất lượng tốt nhất việc thi công theo đúng tiêu chuẩn là điều vô cùng cần thiết.

  • Mật độ đóng cọc thường sử dụng là khoảng 25 cọc cừ tràm trên một mét vuông. Tùy vào loại và trạng thái đất, độ lớn tải trọng công trình mà sử dụng từ 20 đến 50 cọc trên một mét vuông.
  • Cừ tràm khi thiết kế phải luôn luôn nằm dưới mực nước ngầm thấp nhất và nước ngầm không có tính xâm thực. Ở nơi có thủy triều lên xuống thất thường thì đầu cọc phải ở dưới mực nước xuống thấp nhất.
  • Cọc tràm chỉ được dùng cho móng cọc đài thấp và chủ yếu chịu tải trọng đứng. 
  • Không dùng cừ tràm ở nơi xảy ra hiện tượng động đất vì sẽ làm ảnh hưởng khả năng chịu tải của cừ.

5. Phương pháp ép cọc cừ tràm

5.1. Ép cọc cừ tràm bằng máy

thi-cong-ep-cu-tram-bang-may
Thi công ép cọc cừ tràm bằng máy. Nguồn: Sưu tầm

Ở phương pháp ép cọc này thường sử dụng máy cuốc hay máy xúc đào. Với khả năng vừa đào móng sâu, vừa có thể ép cừ tràm cắm xuống đất. Với nguyên lý sử dụng gầu múc để đóng tạo lực ép của cần trục tác động lên đầu cọc theo phương thẳng đứng từ trên xuống. Ép cọc cừ tràm bằng máy giúp quá trình thi công nhanh, độ chính xác cao và giá thành rẻ hơn so với đóng bằng tay. Tuy nhiên chỉ sử dụng ở các công trình có mặt bằng rộng, máy móc có thể di chuyển.

5.2. Ép cọc cừ tràm bằng tay

Ở những khu vực có mặt bằng nhỏ hẹp máy cuốc không thể tiếp cận, thì phương pháp đóng cọc bằng tay là phương án tốt nhất. Trong quá trình thi công sử dụng sức người và vồ gỗ để đóng trực tiếp lên đầu cọc đã được bọc. Tuy nhiên, ép cọc cừ tràm bằng tay có tốn nhiều chi phí và thời gian, nhân công hơn.

6. Một số quy tắc khi thi công ép cọc cừ tràm

  • Đóng cừ tràm theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
  • Cừ tràm lớn đóng trước, cừ tràm nhỏ đóng sau.
  • Cừ tràm xuống phải thẳng, không gãy, dập, cong vênh.
  • Nên phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10 cm rồi tiến hành đổ bê tông lót sau khi đóng xong. Sau đó mới thi công phần tiếp theo.

7. So sánh ép cọc cừ tràm và ép cọc bê tông

Mỗi phương pháp đều sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Bảng dưới đây so sánh giữa phương pháp ép cọc cừ tràm và ép cọc bê tông.

STTCọc cừ tràmCọc bê tông
1Giá cọc rẻGiá thành cao hơn cọc cừ tràm
2Phù hợp công trình quy mô nhỏPhù hợp với mọi loại công trình
3Chỉ sử dụng được ở vùng có đất ẩm ướt ngập nướcÁp dụng được nhiều loại địa hình
4Sức chịu tải thấp, tuổi thọ tối đa 70 năm nếu thi công đúng chuẩnSức chịu tải lớn, bền vững theo thời gian
5Thi công được ở những mặt bằng nhỏ hẹp hay nơi máy móc không tiếp cận đượcKhông thể thi công ở những môi trường thi công chật hẹp
6Thi công đơn giản, dễ dàng thực hiệnYêu cầu cao về các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công so với ép cừ tràm
7Cừ tràm ngày càng khan hiếm vì mức độ khai thác caoVật tư, nguyên liệu phổ biến

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Nguyên Phú về phương pháp, quy tắc thi công và tiêu chuẩn ép cọc cừ tràm. Hy vọng những thông tin này giúp bạn trong quá trình tìm hiểu về xây dựng để có được công trình chất lượng và an toàn.

5 / 3 Đánh giá