Giằng tường là gì? Có công dụng như thế nào?

Giằng tường là gì? Công dụng như thế nào? Và có các yêu cầu cơ bản nào cần quan tâm khi thi công giằng tường? Đây là những câu hỏi mà nhiều gia chủ quan tâm. Để hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như ứng dụng của giằng tường. Hãy cùng Công ty Nguyên Phú tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây này nhé!

1. Giằng tường là gì?

Giằng tường là lớp bê tông cốt thép hoặc bê tông. Có vai trò liên kết với đỉnh tường của tầng nhà trước khi đổ bê tông tấm sàn. Giằng tường chiếm khoảng 40 – 65 % trọng lượng vật liệu trong công trình dân dụng.

Giằng tường kết nối các tường thành một hệ thống kết cấu chắc chắn ổn định. Giúp giảm thiểu khả năng tường bị rạn nứt và làm tăng độ bền vững cho ngôi nhà.

Với khả năng phân bố đều tải trọng, tăng độ chắc chắn và giảm sự cố cho sàn nhà. Nên hiện nay giằng tường còn được sử dụng để thi công móng nhà cho các công trình cao tầng hoặc nhà phố.

Tuy nhiên, giằng tường và giằng móng là hoàn toàn khác nhau. Giằng móng kết cấu theo phương ngang và đóng vai trò chịu lực cho tường bao, tường ngăn.

Trong quá trình thi công, đối với công trình lớn nhằm tăng độ ổn định của tường. Ta thường thêm lanh tô cho giằng tường để tăng độ ổn định tường nhà.

giang-tuong-la-gi-co-cong-dung-nhu-the-nao
Nguồn: Sưu tầm

2. Công dụng của giằng tường

  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi thi công đổ móng và xây tầng phía trên.
  • Chịu lực cho tường và sàn tầng phía trên.
  • Hạn chế tác động ngoại lực và nội lực làm cho nhà bị cong vênh, nứt rạn, biến dạng.
  • Ngăn các nút chân cột bị xô lệch trong điều kiện xấu.
  • Tăng khả năng hấp thu các lực ứng kéo, mô men, lực cắt. Khi nhà bị lún, lệch, bị nứt khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.

3. Yêu cầu cơ bản khi thi công giằng tường

  • Khả năng chịu lực: Khi thi công phải đảm bảo có chiều dài tương đương với chiều dài tường xây dựng. Nhằm có khả năng chịu được tải trọng và lực tác động lớn. Như trọng lực của toàn bộ tường nhà, sàn, mái nhà phía trên. Và chống chọi được lực tác động ngang của gió, mưa, bão, chấn động.
  • Độ bền và độ cứng: Cần quan tâm đến tương quan mác và khả năng chịu tải của nền đất, móng, chiều cao, chiều dài, chiều dày tường nhà. Ngoài ra, cả tới kỹ thuật xây dựng, kiểu làm khối xây nhà và mạch vữa.

4. Một số câu hỏi thường gặp về giằng tường

4.1. Giằng tường có kích thước bao nhiêu?

Kích thước của giằng tường về chiều dài thì bằng chiều dài của tường. Và có độ dày khoảng từ 7cm – 14cm.

4.2. Tường cao bao nhiêu thì có giằng tường

Tường có chiều cao khoảng 3m đến 4m thì cần phải có giằng tường để gia tăng độ vững chắc cho cả công trình. Bên cạnh đó tùy vào đặc điểm của từng công trình, đơn vị thi công sẽ quyết định bố trí thêm.

Sau khi đọc xong bài viết bạn đã biết giằng tường là gì, cũng như công dụng và tiêu chí thi công. Đây là một hạng mục vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền vững của ngôi nhà. Chính vì vậy, trước khi thực hiện bạn nên tham khảo ý kiến từ những công ty xây dựng uy tín.

post