Ký kết hợp đồng thi công xây dựng phần thô là một bước quan trọng, bởi đó là cơ sở pháp lý để đảm bảo chất lượng và tiến độ công trình nhà ở. Dưới đây là mẫu hợp đồng thi công xây dựng phần thô nhà ở có thể tùy chỉnh theo yêu cầu cụ thể của công trình và quy định pháp lý hiện hành.
Nội dung bài viết
1. Hợp đồng thi công xây dựng là gì?
Theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình.
2. Nội dung hợp đồng xây dựng
Căn cứ Điều 141 Luật xây dựng 2014 có quy định các nội dung của bản hợp đồng thi công xây dựng như sau
- Căn cứ pháp lý áp dụng;
- Ngôn ngữ áp dụng;
- Nội dung và khối lượng công việc;
- Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
- Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
- Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
- Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
- Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
- Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;
- Rủi ro và bất khả kháng;
- Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
- Các nội dung khác.
Tuy nhiên với với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung có trong hợp đồng xây dựng nói trên còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.
3. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực từ thời điểm nào?
Theo Điều 6 Nghị định 37/2015/NĐ-CP có quy định về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xây dựng là thời điểm ký kết hợp đồng (đóng dấu nếu có) hoặc thời điểm cụ thể khác do các bên thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng và bên giao thầu đã nhận được bảo đảm thực hiện hợp đồng của bên nhận thầu (đối với hợp đồng có quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng).
Tuy nhiên, trước đó hợp đồng phải có hiệu lực pháp lý. Và để hợp đồng xây dựng có hiệu lực pháp lý thì cần đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Người tham gia ký kết có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
- Đáp ứng các nguyên tắc ký kết hợp đồng theo quy định;
- Hình thức hợp đồng bằng văn bản và được ký kết bởi người đại diện đúng thẩm quyền theo pháp luật của các bên tham gia hợp đồng. Trường hợp một bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì bên đó phải ký tên, đóng dấu theo quy định của pháp luật.
4. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng
Dưới đây là mẫu hợp đồng thi công xây dựng phần thô được cập nhật mới và đầy đủ theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Chủ đầu tư có thể tải về tham khảo theo đường dẫn bên dưới.
Tải về mẫu hợp đồng thi công xây dựng5. Những lưu ý khi ký hợp đồng thi công xây dựng
5.1. Đơn giá xây dựng
Hầu hết chủ đầu tư chỉ quan tâm đến đơn giá thi công trên m2 và khi nhân đơn giá với tổng diện tích là sẽ ra giá trị hợp đồng. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Bởi mỗi công ty xây dựng sẽ có cách tính diện tích xây dựng khác nhau. Vì vậy, chủ đầu tư cần xem xét kỹ lại hợp đồng thi công xây dựng để xác định tổng số tiền phải bỏ ra cho toàn bộ diện tích. Tránh việc tính m2 thì rẻ mà khi tính tổng giá trị hợp đồng thì lại đắt.
Xem thêm: Đơn giá xây nhà phần thô Đà Lạt mới nhất
5.2. Nội dung công việc
Trong hợp đồng thi công xây dựng đó, chủ đầu tư cũng cần nắm được những công việc mà nhà thầu xây dựng sẽ làm. Việc này là vô cùng quan trọng, bởi giúp chủ đầu tư nắm những phần việc mà nhà thầu thực hiện và những phần được tính vào chi phí phát sinh. Đồng thời, cũng sẽ biết được những phần việc chủ đầu tư có phải chịu trách nhiệm không? Như chi phí điện nước khi thi công, chi phí thuê mặt bằng để vật liệu hay chi phí xin cấp giấy phép xây dựng…
5.3. Tiến độ thi công
Trên thực tế, có rất nhiều chủ đầu tư đã gặp phải trường hợp công trình thi công kéo dài nửa năm hoặc hơn, nhưng trước đó nhà thầu thi công bảo rằng chỉ mất vài ba tháng. Vì vậy, để đảm bảo đúng thời hạn thi công không ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng công trình, chủ đầu tư cần thống nhất ngay từ đầu về tiến độ thi công. Ngoài ra, có thể nêu ra các điều khoản thưởng nếu thực hiện nhanh hoặc đúng thời hạn và điều khoản phạt nếu chậm tiến độ cam kết.
5.4. Vật liệu
Vật liệu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công trình cũng như đơn giá. Do đó chủ đầu tư trước khi đặt bút ký hợp đồng cần xem xét kỹ mục này. Đặc biệt, chủ đầu tư cần xem kỹ bảng vật tư chi tiết về thông số, giá cả, số lượng,…thông tin phải chi tiết và rõ ràng. Đồng thời, cũng cần yêu cầu nhà thầu liệt kê các vật liệu tương đương để thay thế khi cần.
5.5. Tiến độ thanh toán
Chủ đầu tư nên làm việc rõ với nhà thầu về tiến độ thanh toán là theo nhiều đợt hay thanh toán trước 50%. Thanh toán theo nhiều đợt thường dựa vào khối lượng công việc chẳng hạn xong hạng mục nào thì bàn giao nghiệm thu và thanh toán tiền hạng mục đó. Việc lựa chọn thanh toán theo tiến độ thi công sẽ giúp chủ đầu tư chủ động phân bố tài chính cho từng giai đoạn công trình hơn.
5.6 . Chính sách bảo hành
Điều này thường bị các nhà thầu cố tình bỏ qua hay nếu đề cập sẽ chỉ hời hợt không rõ ràng. Vì vậy chủ đầu tư cũng cần xem xét kỹ điều khoản về trách nhiệm bảo hành của nhà thầu bao gồm thời gian và phạm vi bảo hành. Ngoài ra, chủ đầu tư có thể cân nhắc lựa chọn nhà thầu thi công địa phương để được bảo hành nhanh chóng nhất.
Xem thêm
Trên đây là bài viết chia sẻ của Công ty Nguyên Phú về hợp đồng thi công xây dựng phần thô. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về xây nhà phần thô tại Đà Lạt, hãy gọi ngay 0919916168 để được Công ty Nguyên Phú tư vấn nhé!