Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style)

Kiến trúc Đông Dương là phong cách thiết kế hiện nay được nhiều gia chủ sử dụng cho ngôi nhà của mình. Với vẻ đẹp là sự kết hợp tinh tế giữa niềm hoài cổ của truyền thống Á Đông và sự lãng mạn của kiến trúc Pháp. Kiến trúc Đông Dương đã quay trở lại và tạo tiếng vang trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc. Hãy cùng Công ty Nguyên Phú đi tìm hiểu phong cách kiến trúc Đông Dương này nhé!

1. Kiến trúc Đông Dương là gì?

Kiến trúc Đông Dương (Indochine Style) là phong cách kiến trúc hòa quyện giữa hai nền văn hóa Châu Âu – Châu Á. Ở Việt Nam, đó là sự kết hợp hơi thở văn hóa, vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt với lối kiến trúc lãng mạn, vừa cổ kính vừa hiện đại của Pháp. Trong tiếng Pháp, thì Indochine dùng để chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương (hay bán đảo Trung – Ấn) gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Malaysia.

2. Lịch sử phát triển

Trong những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, người Pháp mang tới Việt Nam phong cách kiến trúc phương Tây bản địa. Có thể nổi bật nhất là kiểu mái Mansard với công trình nổi bật như Dinh Thống sứ Bắc Kỳ,… Nhưng từ những năm 30, 40 của thế kỷ XX, để duy trì ách thống trị và làm nguội lòng dân nước thuộc địa. Cũng như sự khác biệt về khí hậu, người Pháp đã nghiên cứu cải biến kiến trúc Pháp thành phong cách kiến trúc Đông Dương. Với phong cách kiến trúc mới này người Pháp vừa đề cao nền văn hóa các nước Đông Dương, vừa để thích nghi với điều kiện tự nhiên khác biệt.

3. Đặc điểm của phong cách kiến trúc

3.1. Kỹ thuật và vật liệu xây dựng

Khuôn viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Khuôn viên trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Nguồn: Sưu tầm

Kiến trúc Đông Dương (Indochine) thường sử dụng vật liệu như hệ khung bê tông cốt thép, Phần khung công trình thiết kế kiến trúc làm từ thép tiền chế, sành sứ nhiều màu, ngói lợp mái ardoise, gạch lát sàn có họa tiết caro truyền thống. Phương tiện kỹ thuật mới cũng được áp dụng vào như: cổng sắt uốn, cột thu lôi chống sét, đèn điện,…

3.2. Giải pháp kiến trúc

Hành lang Tổng Lãnh sự Quán Pháp
Hành lang Tổng Lãnh sự Quán Pháp. Nguồn: Sưu tầm

Với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của nước ta, thì biện pháp được sử dụng là xây dựng hàng lang và dàn pergola rộng nối dài gắn với công trình. Nhằm tạo sự thông thoáng và tạo khoảng không giúp chuyển hóa nhiệt giữa thời tiết bên ngoài và không gian bên trong.

3.3. Hình khối kiến trúc

Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh
Bảo tàng Mỹ Thuật thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Sưu tầm

Phong cách kiến trúc tập trung vào những hình khối lập thể, tổ chức tự do. Không phụ thuộc nhiều vào những chi tiết đối xứng, các đường nét kiến trúc tạo điểm nhấn vào những vị trí cụ thể. Với những con sơn, con tiện, mái đua, mái chống hắt,…

3.4. Hệ mái nhà

Mái của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam
Mái của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Nguồn: Sưu tầm

Một nét đặc trưng của phong cách kiến trúc này là hệ mái nhà. Mái ngói âm dương truyền thống được ứng dụng với phần mái được thiết kế nhô ra giúp che nắng, che mưa phù hợp với khí hậu nước ta. Sự xuất hiện của các sê nô nhằm thu nước mưa chạy dọc theo phần mái. Ở một số công trình có sử dụng thiết kế mái cong ở góc theo kiểu truyền thống, hoa văn họa tiết trang trí ở đỉnh mái và góc cong của mái.

3.5. Hệ thống cửa

Cửa sổ Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
Cửa sổ Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội. Nguồn: Sưu tầm

Phong cách kiến trúc Đông Dương bố trí nhiều cửa sổ cao và rộng với thiết kế 2 lớp. Trong là lớp cửa kính giúp lấy ánh sáng, năng mưa gió. Ngoài là cửa chớp (dạng lá sách) pano gỗ kết hợp song sắt mang lại cảm giác mát mẻ và tạo độ thông thoáng.

3.6. Hoa văn, họa tiết

Hoa văn trên cổng sắt
Nguồn: Sưu tầm

Đây được coi là dấu hiệu giúp mọi người dễ nhận biết phong cách kiến trúc này. Với các họa tiết hoa văn mang đậm bản sắc dân tộc từ thời Đông Sơn đến thời An Nam như họa tiết kỷ hà, họa tiết chữ nhật, họa tiết tĩnh vật, họa tiết hoa quả cây lá, họa tiết hình thú.

3.7. Màu sắc

Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thành phố Hồ Chí Minh
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Sưu tầm

Là sự kết hợp giữa văn hóa Châu Âu và Châu Á nên màu sắc sử dụng đa dạng. Nhưng nổi bật nhất là 2 màu đỏ và màu vàng. Với màu đỏ thể hiện hạnh phúc, sắc đẹp, thành công và may mắn. Còn màu vàng biểu trưng cho giàu sang, vàng son, phú quý, thịnh vượng.

4. Một số công trình tiêu biểu

Bưu điện Trung tâm Sài Gòn
Bưu điện Trung tâm Sài Gòn. Nguồn: Sưu tầm
Bảo tàng lịch sử Việt Nam
Bảo tàng lịch sử Việt Nam. Nguồn: Sưu tầm
Bộ Ngoại giao
Bộ Ngoại giao. Nguồn: Sưu tầm
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh
Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Sưu tầm
Trường Đại học Tổng hợp
Trường Đại học Tổng hợp. Nguồn: Sưu tầm

Với bài viết tổng quan về phong cách kiến trúc Đông Dương, Công ty Nguyên Phú hy vọng đã đem đến những thông tin chi tiết nhất về phong cách thiết kế này. Liên hệ ngay với Công ty Nguyên Phú để được tư vấn thêm về thiết kế kiến trúc nhé!

post