Khi xây nhà, việc chọn loại mái là điều rất quan trọng. Vì mái nhà không chỉ tạo nên kết cấu mà còn có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Hiện nay, các loại mái nhà rất đa dạng, mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng để phù hợp với kiến trúc nhất định của từng ngôi nhà. Công ty Nguyên Phú xin tổng hợp các loại mái nhà trong xây dựng phổ biến tại Việt Nam.
1. Phân loại theo vật liệu bao phủ
Mái ngói
Là một loại mái truyền thống ở Việt Nam, mái ngói được làm từ đất nung, có màu sắc bền và cách nhiệt tốt. Mái ngói rất được ưa chuộng ở nước ta vì nó bền với khí hậu nóng ẩm, và giữ mát cho không gian trong nhà.
Nếu bạn chọn phong cách cổ kính thì mái ngói chính là sự lựa chọn hàng đầu. Mái ngói này là sự xếp lớp của nhiều viên ngói nên khi thi công cần phải thật cẩn thận trong khâu lợp ngói, tránh để xuất hiện những khe hở. Ngói có thể bị rời ra nếu lắp không chắc chắn.
Mái tôn
Mái tôn là loại mái rất phổ biến trong các thiết kế nhà hiện đại. Với ưu điểm của lợp mái tôn là có chi phí rẻ và thời gian thi công nhanh.
Mái tôn có trọng lượng khá nhẹ với nhiều dạng khác nhau như sóng vuông, sóng tròn hay tôn giả ngói cho bạn lựa chọn.
Mái bê tông
Mái đổ bê tông với ưu điểm là cách nhiệt, cách âm tốt. Tuy nhiên vì đặc điểm khí hậu ở Việt Nam mà mái có thể bị co ngót do chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Bên cạnh đó, mái có khối lượng nặng nên cần tính toán kỹ trước khi xây dựng.
Mái kính
Mái kính được kết cấu bằng gỗ, thép và phủ kính lên trên. Mái kính phù hợp làm mái cho ban công, không gian nhiều ánh sáng.
Mái kính giúp ngôi nhà của bạn tăng thêm tính thẩm mĩ và sự sang trọng hiện đại, đầy ấn tượng.
Mái nhựa trong suốt
Mái lợp bằng tấm nhựa trong suốt là loại mái được sản xuất trên dây chuyền công nghệ và nguyên vật liệu chủ yếu chính là hạt nhựa Bayer của Đức. Với ưu điểm như: chống nhiệt, cách điện, xuyên sáng tốt, sản phẩm này đang rất được ưa chuộng và hứa hẹn sẽ được sử dụng phổ biến trong tương lai.
Mái tấm lợp sinh thái
Tấm lợp sinh thái là loại mái thân thiện với môi trường, giá thành rẻ, trọng lượng nhẹ. Loại mái này không bị ăn mòn bởi muối biển, hóa chất, kiềm, amoniac, không tiếng ồn (khi mưa), có tính dẻo dai. Tấm lợp sinh thái được sử dụng rộng rãi trong các công trình tiện ích và các khu resort ven biển, các nhà máy xí nghiệp.
2. Phân loại mái theo kết cấu chịu lực
Mái bê tông cốt thép
Mái bê tông cốt thép cần có khung cốt thép chống đỡ. Mái bê tông cốt thép có thể được thi công toàn khối, lắp ghép hoặc nửa lắp ghép. Nhưng vẫn phải bảo đảm được yêu cầu cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng.
Mái bê tông cốt thép có thể làm dạng mái bằng, mái dốc kết hợp dán ngói để giả làm mái ngói.
Mái khung giàn dùng vật liệu gỗ, tre hoặc thép
Loại mái này thường được sử dụng trong các thiết kế du lịch sinh thái hay nghỉ dưỡng. Vì nó tạo nên cảm giác mát mẻ và thẩm mỹ cho du khách tham quan. Vật liệu chính của loại mái khung này thường là: tre, gỗ, thép.
Mái giàn thép
Hệ kết cấu giàn của mái giàn thép không gian được thiết kế nhằm chịu lực theo nhiều chiều khác nhau.
Ưu điểm của giàn mái này là có kết cấu vững chắc, bền đẹp và độc đáo. Loại mái này được sử dụng nhiều trong việc xây dựng các công trình công cộng. Vì có thể tận dụng tối đa khả năng làm việc của các phần tử thanh chịu lực dọc, nên khá tiết kiệm vật liệu và an toàn trong sử dụng.
3. Phân loại mái nhà theo hình thức của mái
Mái bằng
Nhà mái bằng đặc trưng là một mái liền phủ toàn bộ cấu trúc mái. Với tác dụng nhấn mạnh về mặt hình khối kiến trúc, mái bằng được dùng trong phong cách kiến trúc hiện đại. Giúp ngôi nhà của bạn trở nên cực kỳ sang trọng, hiện đại, đầy trẻ trung.
Mái dốc – Loại mái phổ biến nhất tại Việt Nam
Loại mái này có thể gồm nhiều hơn hai mái được thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch đôi khi nó chỉ là một mặt phẳng có độ nghiêng lớn. Mái dốc thường được sử dụng trong thiết kế biệt thự là loại công trình cần có điểm nhấn, sang trọng & bề thế.
– Mái dốc 1 phía
– Mái tứ diện
– Mái đa diện
– Mái lệch
Mái lệch mới chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Về mặt kết cấu, mái lệch sẽ giống với mái bằng. Tuy nhiên, với độ chênh lệch và dốc hai bên mái khác nhau mang đến hiệu ứng lệch tầng lạ mắt cho người xem. Nhà mái lệch mang lại nét gợi mở về môi trường sống tự nhiên, điều này sẽ tạo nên một không gian kiến trúc đầy phong cách cho gia chủ.
4. Phân loại mái nhà theo phong cách
Mái Thái
Nhà mái Thái là kiểu nhà theo kiến trúc thấp tầng, thường là 1 trệt 1 tầng. Các bộ phận trong thiết kế từ phần mái, cửa chính, cửa sổ, mái che đều thể hiện nét kiến trúc đặc trưng của Thái.
Đặc điểm của nhà mái Thái là có độ dốc khá lớn, ban đầu chủ yếu lợp bằng mái ngói Thái. Về sau sáng tạo ra nhiều kiểu dáng khác nhau với đầy đủ mẫu mã. Phổ biến nhất là kiểu mái chữ A, mái giật cấp có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà. Bên cạnh đó, với sự sáng tạo của kiến trúc sư nhà mái Thái 2 tầng đang là lựa chọn phổ biến vừa có thể mang phong cách cổ điển, vừa có thể mang phong cách hiện đại.
Mái Nhật
Nhà mái Nhật là thiết kế được xuất phát từ đất nước mặt trời mọc và du nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Vì có độ dốc mái nhẹ và mở rộng ra theo các hướng khác nhau, được thiết kế chồng lớp nên còn còn có tên gọi khác là mái lùn. Loại mái này thường được thiết kế cho nhà 2 tầng mái Nhật, nhà 3 tầng,…
Nhà mái Nhật đề cao sự đơn giản, tiện nghi với chất liệu sử dụng đa dạng như: ngói sóng, ngói vẩy, mái tôn,… với chi phí hợp lý và được chia thành hai loại chính là nhà ngói bằng bê tông và mái ngói dốc với các đặc trưng riêng cụ thể như sau:
– Nhà mái ngói dốc: Loại mái nhà khá giống với nhà mái Thái nhưng có độ dốc nhỏ hơn và gồm các mái nhỏ giao với mái lớn xếp chồng lớp lên nhau tạo cảm giác lượn sóng.
– Nhà mái ngói bằng: Là loại mái được đổ rộng và dài ra bốn góc nhằm tránh để nắng và mưa hắt vào nhà đồng thời mang đến nét đẹp tối giản trẻ trung.
Mái Mansard
Kiểu kiến trúc mái bắt nguồn từ Châu Âu, đại diện cho những công trình mang âm hưởng kiến trúc cổ điển.
Mái Mansard này với khối mái hình thang bằng đá phiến đen úp hoặc lợp ngói đá lên tạo thành một tầng nhà trên cùng có tác dụng giữ cho những tầng dưới khỏi bị nóng hoặc bị lạnh. Và tầng này thường dùng làm kho.
Trên đây là các loại mái nhà trong xây dựng phổ biến tại Việt Nam mà Công ty Nguyên Phú tổng hợp. Mong rằng bài viết hữu ích cho bạn khi đọc và tìm hiểu để chọn kiểu mái cho ngôi nhà mơ ước của mình. Nếu có bất ký thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với Công ty Nguyên Phú để được tư vấn miễn phí nhé!