Tường thu hồi có cấu tạo và công dụng như thế nào?

Tường thu hồi là một bộ phận trong kết cấu chịu lực của mái nhà. Và phương pháp sử dụng tường này, sau đó lợp vì kèo được sử dụng phổ biến trong xây nhà ở dân dụng. Vậy tường thu hồi có cấu tạo và công dụng như thế nào? Hãy cùng Công ty Nguyên Phú tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tường thu hồi là gì?

Là một loại kết cấu đơn giản, kinh tế, được xây theo độ dốc của mái. Sử dụng tường chịu lực để xây thu hồi làm kết cấu chịu lực.

Nhằm tăng khả năng chịu lực, thì cứ khoảng 2m và tại vị trí gác xà gồ thì cần phải có bổ trụ. Bên trong tường nên để thép chờ giúp liên kết với xà gồ. Đặc biệt, khoảng cách giữa các tường thu hồi không quá 4m. Nếu lớn hơn nên dùng kết cấu vì kèo.

2. Công dụng

Tường thu hồi giúp chống đỡ hệ thống kết cấu chịu lực cho phần mái nhà. Và có khả năng chịu tác động của sức gió, mưa và bảo trì. Ngoài ra, tường còn phân bố trọng lực đều cho mái nhà giúp giữ hình dáng như trong bản vẽ thiết kế.

tuong-thu-hoi-co-cau-tao-va-cong-dung-nhu-the-nao
Nguồn: Sưu tầm

3. Cấu tạo

Tường thu hồi được xây theo độ dốc của mái. Vật liệu sử dụng chủ yếu gạch và đá. Để tăng khả năng chịu lực thì khi xây dựng ta phải bổ trụ. Tùy vào chiều rộng của của mái mà bổ trụ hợp lý, thường thì 2m có một bổ trụ.

Một số trường hợp nhà cấp 4 hoặc nhà ở, biệt thự đã đổ mái bằng ở dưới. Hay tường ngăn phòng có thể sử dụng tường thu hồi là loại tường 10 có bổ trụ đúng vị trí đặt xà gồ.

Xà gồ sử dụng có thể bằng gỗ hộp hoặc bê tông cốt thép. Đối với xà gồ gỗ thì chiều rộng khoảng 10 – 12 cm và độ dày 15 – 20 cm. Và chiều dài thì không quá 4m. Xà gồ phải đặt cách nhau không quá 3m và nên đặt vào các nút vi kèo hay mặt dàn.

Xà gồ trên cùng gọi là xà gồ nóc, dưới cùng gọi là xà gồ mái đua. Khi mái đua dưới 500mm thì thanh xà gồ cuối có thể đặt trực tiếp lên tường dọc ngoài. Khi mái đua trên 500mm thì cần phải gác lên gối tựa bên ngoài nhà thường là trên bản công xôn(hay dầm công xôn).

Sử dụng kết cấu tường chịu lực xây thu hồi là phương pháp kinh tế. Nhưng thường bị hạn chế về chiều rộng các bước gian. Nên với các trường hợp bước gian rộng, nên sử dụng hình thức cầu phong( khi lòng nhà hẹp), vi kèo hoặc dầm nghiêng thay thế(khi lòng nhà rộng).

Hy vọng rằng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu thêm về tường thu hồi, cấu tạo và tác dụng của tường thu hồi trong xây dựng.

post