Giấy phép xây dựng là gì? Vì sao cần có giấy phép xây dựng?

Khi muốn xây dựng nhà ở thì theo quy định pháp luật phải thực hiện thủ tục xin giấy phép xây dựng. Vậy giấy phép xây dựng là gì? Vì sao cần có giấy phép khi xây dựng? Hãy cùng Công ty Nguyên Phú tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Giấy phép xây dựng là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014 nêu rõ:

“17. Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.”

Như vậy, có thể hiểu giấy phép xây dựng là một loại văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước cấp (theo một mẫu nhất định) xác nhận việc cho cá nhân, tổ chức được phép xây dựng nhà ở, công trình theo ý muốn trong phạm vi nội dung được cấp phép.

giay-phep-xay-dung-la-gi
Nguồn: Sưu tầm

2. Vì sao cần phải xin giấy phép khi xây nhà?

Khi xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư cần phải đề nghị giấy phép vì ba lý do sau:

  • Đây là thủ tục pháp lý bắt buộc với công trình xây dựng là nhà ở được pháp luật Việt Nam quy định và đang có hiệu lực thi hành.
  • Làm giảm rủi ro khi xảy ra tranh chấp kiện tụng liên quan trong quá trình xây dựng công trình. Giúp tạo điều kiện thuận lợi các dự án được xây dựng một cách nhanh chóng và thuận tiện.
  • Là công cụ giúp cơ quan nhà nước đảm bảo việc quản lý xây dựng theo quy hoạch, giám sát được sự hình thành và phát triển của hạ tầng cơ sở vật chất, bảo vệ những cảnh quan tự nhiên và môi trường, góp phần phát triển những kiến trúc hiện đại mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc.

3. Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng

Giấy phép sẽ thể hiện các nội dung chủ yếu dưới đây.

  1. Tên công trình thuộc dự án.
  2. Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
  3. Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
  4. Loại, cấp công trình xây dựng.
  5. Cốt xây dựng công trình.
  6. Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
  7. Mật độ xây dựng (nếu có).
  8. Hệ số sử dụng đất (nếu có).
  9. Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung quy định còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
  10. Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

4. Mức xử phạt khi xây dựng không có giấy phép?

Theo Khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, mức xử phạt khi tổ chức thi công trình không có giấy phép như sau:

“5. Phạt tiền đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này;
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị;
  3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng hoặc lập dự án đầu tư xây dựng.”

Trên đây là các thông tin về giấy phép xây dựng là gì? Vì sao cần có giấy phép khi xây dựng? mà Công ty Nguyên Phú cung cấp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề xin phép xây dựng Đà Lạt, hãy liên hệ ngay với Công ty Nguyên Phú để được tư vấn miễn phí.

(Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo)

5 / 1 Đánh giá