Để quá trình thi công nhà ở diễn ra thuận lợi và suôn sẻ thì việc tuân thủ đúng các quy định pháp lý về xây dựng là việc vô cùng cần thiết. Nhằm giúp chủ đầu tư hiểu rõ hơn các thủ tục pháp lý khi xây nhà để đáp ứng đầy đủ những yêu cầu mà cơ quan đưa ra. Công ty Nguyên Phú xin chia sẻ các thủ tục và giấy tờ mà chủ đầu tư cần chuẩn bị khi có kế hoạch làm nhà.
Nội dung bài viết
1. Xin giấy phép xây dựng
Xin giấy phép xây dựng là thủ tục pháp lý khi xây nhà đầu tiên mà chủ đầu tư cần thực hiện trước khi khởi công.
Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở gồm những giấy tờ như:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
- Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Bản vẽ thiết kế xây dựng;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Một số trường hợp đặc biệt như:
- Sổ hồng đang dùng để thế chấp ngân hàng, chủ đầu tư thay thế sổ hồng bằng giấy chấp nhận xin phép xây dựng từ ngân hàng trực tiếp thế chấp.
- Đất nằm trong khu dự án, chủ đầu tư phải chuẩn bị thêm bản vẽ 1/500 về lô đất theo quy định của dự án.
Thời gian và chi phí xin giấy phép xây dựng ở mỗi địa phương sẽ có sự khác biệt. Vì vậy, chủ đầu tư nên tìm hiểu rõ để quá trình xin giấy phép xây dựng đạt kết quả tốt nhất.
2. Thông báo khởi công xây dựng – Thủ tục pháp lý khi xây nhà quan trọng
Sau khi nhận được giấy phép xây dựng, công trình có thể tiến hành khởi công nhưng phải nộp thông báo khởi công xây dựng lên Ủy ban Nhân dân xã phường nơi khởi công.
Hồ sơ thông báo gồm:
- Đơn thông báo khởi công xây dựng công trình (theo mẫu);
- Giấy phép xây dựng (Photo công chứng);
- Bản vẽ xin phép xây dựng (Photo công chứng);
- CMND chủ nhà (Photo công chứng);
- Giấy quyền sở hữu sử dụng đất (Photo công chứng);
- Giấy Đăng kí kinh doanh + Chứng chỉ năng lực hoạt động của nhà thầu (Photo công chứng);
- Quyết định bổ nhiệm chỉ huy trưởng công trình.
- Hợp đồng nhân công + bảo hiểm.
Ngoài ra, chủ đầu tư có thể phải bổ sung một số giấy tờ khác theo yêu cầu của từng phường xã. Hoàn thành thủ tục pháp lý này thì công trình đã đủ điều kiện để tiến hành khởi công xây dựng.
3. Kiểm tra của thanh tra xây dựng
Trong quá trình thi công xây dựng, sẽ có các đợt thanh tra của Sở xây dựng nhằm kiểm tra, đáng giá và xác định công trình. Xuyên suốt sẽ có 3 đợt thanh tra trong thời gian thi công với những nội dung sau:
- Kiểm tra thi công theo bản vẽ thiết kế và giấy phép xây dựng chính thức.
- Kiểm tra năng lực thi công của nhà thầu, chứng chỉ người chủ trì thiết kế.
- Kiểm tra an toàn lao động, vệ sinh môi trường.
Khi kiểm tra nếu không phát hiện sai phạm, thanh tra sẽ kí biên bản xác nhận và công trình tiếp tục thi công như bình thường. Ngược lại, nếu nhà thầu thi công sai phép, không có năng lực thi công, không đảm bảo an toàn lao động;… Thanh tra sẽ tiến hành xử lý, tùy vào mức độ vị phạm có thể phạt hành chính, bắt buộc đập phá tháo dỡ hoặc tệ hơn có thể dừng công trình không thời hạn.
Có thể thấy, kết quả thanh tra ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và chất lượng công trình. Chính vì điều này, chủ đầu tư cần lựa chọn nhà thầu uy tín và chuyên nghiệp để đảm bảo công trình được thi công đúng kỹ thuật, bản vẽ và quy định pháp luật.
4. Hoàn công xây dựng
Thủ tục pháp lý khi xây nhà cuối cùng là hoàn công xây dựng. Có thể hiểu hoàn công xây dựng là thủ tục nghiệm thu công trình để xác nhận các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Việc này giúp công nhận giá trị tài sản nhà gắn liền với đất thuận tiện cho việc mua bán, đền bù sau này. Việc hoàn công xây dựng được tiến hành nhanh chóng và đơn giản, ngoại trừ công trình thi công không đúng theo bản vẽ thiết kế.
Như vậy, Công ty Nguyên Phú đã chia sẻ 4 thủ tục pháp lý khi xây nhà mà chủ đầu tư nên biết để chủ động chuẩn bị nếu có dự xây nhà.